Tất cả danh mục

Tìm hiểu về nghề thổi thủy tinh ở Việt Nam

Trên thế giới , con người đã sớm phát hiện ra những vật dụng quen thuộc để phục vụ cho những nhu cầu của cuộc sống của chính mình. Chúng ta luôn biến những thứ có sẵn trong cuộc sống mà thiên  nhiên ban cho thành những điều to lớn hơn, thành những thứ mà chúng ta cần. Con người đã vô cùng thông minh khi biến những hạt cát thông thường dưới lòng biển sâu thành những sản phẩm thủy tinh độc đáo và sang trọng. Nghề thổi thủy tinh này cũng xuất hiện ở Việt nam từ rất lâu đời và trở thành nghề truyền thống, nuôi nhiều thế hệ…. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về làng nghề thổi thủy tinh ở nước ta.

Việt Nam được coi là một cái nôi của nền văn hóa Châu Á, đã từ rất lâu con người đã sinh sống trên mảnh đất Đại Việt, cùng nhau sinh hoạt, chia sẻ và canh tác… và cũng từ đó rất nhiều làng nghề truyền thống đã ra đời. Trong số những nghề truyền thống còn tồn tại hiện nay thì nghề thổi thủy tinh có lẽ là cái tên được ít người nhắc đến nhất, nghề này cũng dần bị mai một và có nguy cơ biến mất mãi mãi. Nghề thổi thủy tinh đã có từ rất lâu đời, kể cả những người đang làm nghề này cũng chả nhớ được nó xuất hiện từ khi nào. Nghề này trước đây chủ yếu là nghề truyền trong gia đình , những người đi trước truyền cho người đi sau, không có sổ sách mà tất cả chỉ bằng kinh nghiệm và lời nói. Nghề thổi thủy tinh ra đời đã thực sự nuôi sống biết bao con người, đây có lúc đã trở thành một nghề được rất nhiều người tìm đến.

Cát trắng sau một quá trình vận chuyển về, trải qua việc sàng lọc bỏ hết những tạp chất thì sẽ được đưa vào lò nung, bắt đầu quá trình nung nóng chảy, việc này có thể mất đến hàng chục tiếng, lò luôn phải duy trì nhiệt độ ổn định hàng nghìn độ C, sau khi nung chảy người thợ lấy thủy tinh nóng bằng một cây sắt rỗng lòng, sau đó lấy hơi của mình theo nhiều cách như thổi, ép, kéo….. để tạo ra những sản phẩm thủy tinh như mình mong muốn. Việc làm nghề thủ công này rất khổ cực, người thợ luôn phải đứng cạnh những bếp lửa lò nung đỏ nóng, việc lấy hơi thổi thủy tinh cũng không phải đơn giản, hơi phải mạnh, khỏe và nhanh thì mới có thể tạo hình nhanh, mà thủy tinh không bị nguội mất.

Nghề làm thủy tinh có mệt nhọc, cơ cực và nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn có những người cố gắng trụ vững lại với nghề để không làm mất đi một nghề truyền thống của Việt Nam.

0
ly Thủy Tinh Nhập Khẩu back to top

Hotline : 1900.27.27.25

Facebook